Phe vé chặn xế hộp, tung hoành hét giá 4 triệu/cặp vé
HLV Park Hang Seo nổi giận với tuyển Việt Nam
Văn Hậu: "Tuyển Việt Nam sẽ thắng Malaysia bằng sức trẻ"
Philippines vs Singapore, 19h00 ngày 13/11
Ở bảng B, Philippines là đội cuối cùng lộ diện tại AFF Cup 2018, và cũng là đội được dẫn dắt bởi nhà cầm quân có tiếng vang lớn nhất: HLV người Thụy Điển, Sven Goran Eriksson từng nắm tuyển Anh ở World Cup 2002 và 2006, rồi tuyển Mexico, Bờ Biển Ngà,...
![]() |
HLV Eriksson (thứ 2 từ trái sang) tự tin có thể làm tốt với Philippines dù thừa nhận không mấy am hiểu về bóng đá Đông Nam Á |
Tuy tên tuổi lẫy lừng vậy, nhưng công việc của HLV Eriksson với Philippines vẫn được dự báo là khó khăn, mà AFF Cup 2018 sẽ cho thấy rõ nhất.
Chiến lược gia lão làng được khuyên nên suy nghĩ về lý do "bỏ của chạy lấy người" của người tiền nhiệm, Terry Butcher, cựu đội trưởng tuyển Anh, chỉ sau 2 tháng: rất khó để xây dựng bóng đá ở Philippines, bởi hệ thống phát triển nơi đây không cho phép ông thực hiện được công việc của mình!
Bất kể vậy, HLV Eriksson tự tin tuyên bố: "Tôi chắc chắn sẽ ở lại lâu hơn anh ấy", bởi theo ông bóng đá dù là ở châu Âu, châu Phi hay châu Á, thì ít nhiều về cơ bản là giống nhau nên không lo ngại lắm chuyện ít am tưởng môn thể thao Vua ở khu vực Đông Nam Á.
Nhưng sự có mặt của Eriksson khiến Philippines được kỳ vọng cao là có thật, và nhà cầm quân 70 tuổi phải chứng tỏ tài của mình, mà bắt đầu bằng trận đón tiếp Singapore không dễ dàng.
"Tôi rất ấn tượng với Singapore. Đó sẽ là một trận đấu khó khăn. Tôi không lo lắng, nhưng tôi nghĩ Philippines phải dành rất nhiều sự tôn trọng cho Singapore, vì họ đã thắng Indonesia. Họ đã làm rất tốt".
Trong khi đó, HLV Fandi Ahmad cùng tuyển Singapore có tâm lý thoải mái sau khi lấy trọn 3 điểm ở trận then chốt trước Indonesia, chia sẻ rằng, rất vui khi đội nhà được xếp vào hàng "chiếu dưới" của giải cũng như vinh dự được đối đầu với một chiến lược gia tên tuổi như Eriksson. Nhưng thuyền trưởng Singapore không quên cảnh báo, bản thân nắm lợi thế hiểu bón đá Đông Nam Á hơn!
Indonesia vs Đông Timor, 19h00 ngày 13/11
Áp lực dồn vào HLV Bima và học trò sau khi để thua Singapore 0-1 trong trận ra quân AFF Cup 2018 mà họ được đánh giá cao hơn. Tình thế buộc, Indonesia phải thắng Đông Timor, nếu không muốn cơ hội đi tiếp trở nên mong manh.
![]() |
Indonesia (áo trắng) sau khi thua Singapore, buộc phải thắng Đông Timor để giải tỏa tâm lý và giữ hi vọng đi tiếp |
Người Indonesia đã mổ xẻ từ trận thua 0-1 Singapore, và thấy rằng vấn đề tâm lý vẫn là điều đáng lo ngại với các chàng trai của mình. Cựu tuyển thủ Budi Sudarsono nhìn nhận: "Khả năng chuyên môn của các cầu thủ là tốt, nhưng họ lại chưa biết kiểm soát bản thân, dẫn đến dễ bị khiêu khích.
Ngoài ra, Indonesia cho thấy kém hung hăng hơn đối thủ. Hi vọng rằng, điều này sẽ được các học trò của HLV Bima khắc phục ở trận tiếp Đông Timor".
Tiếp Đông Timor, chắc chắn đội hình Indonesia có những xáo trộn, mà đầu tiên là vị trí của hậu vệ Putu Gede juni Antara, do nhận thẻ đỏ, phải ngồi ngoài. Gavin Kwan Adsit được chọn thay thế. Bên cạnh đó, Ricky Fajrin cũng bị đau ở trận Indonesia thua Singapore 0-1.
Những Andik Vermansah, Bayu Pradana được dự đoán sẽ đá chính ngay từ đầu ở trận đấu tối nay, Indonesia tiếp Đông Timor.
"Chúng tôi đã quên thất bại trước Singapore, sẵn sàng đấu Đông Timor. Chúng tôi vẫn còn 3 trận đấu nữa để chiến đấu", Gavin Kwan Adsit tuyên bố.
Phía Đông Timor (thua đậm Thái Lan 0-7 ra quân), đội trưởng Jorge Sabas Victor, đánh giá dù Indonesia thất bại nhưng vẫn rất đáng gờm nên anh cùng đồng đội phải hết sức cảnh giác.
Mai Nguyễn
Pha lập công duy nhất của Harris Harun giúp Singapore thắng tối thiểu Indonesia ở trận ra quân bảng B AFF Cup, tối 9/11.
" alt=""/>Lịch AFF Cup 2018: Nóng Eriksson cùng Philippines, Indonesia căng![]() |
Đại sứ Thụy Sĩ tại Iran Markus Leitner gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani năm 2017. (Ảnh: Đại sứ quán Thụy Sĩ ở Iran) |
Tạp chí Phố Wall dẫn lời các nhà chức trách Mỹ tiết lộ, thông điệp fax được mã hóa và gửi qua đại sứ quán Thụy Sĩ ở Tehran, một trong những kênh liên lạc trực tiếp và tin cậy giữa Washington và Tehran.
Những ngày sau đó, Nhà Trắng và các lãnh đạo Iran đã trao đổi thêm nhiều tin nhắn nữa, trong đó hai bên dùng ngôn từ mềm mỏng và kiềm chế hơn so với những phát ngôn cứng rắn công khai của các chính trị gia.
Một tuần sau, và sau đòn không kích trả đũa của Iran nhằm vào hai căn cứ quân sự có lính Mỹ đồn trú ở Iraq, Washington và Tehran dường như đã lùi xa thêm khỏi vực thẳm thù địch, và tinh thần này được giữ vững cho đến nay.
"Chúng tôi không liên lạc với phía Iran nhiều như vậy, nhưng khi chúng tôi liên lạc thì Thụy Sĩ đã đóng một vai trò chính trong truyền tải thông tin và tránh hiểu lầm", Tạp chí Phố Wall dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Phát ngôn viên của phái bộ Iran tại Liên Hợp Quốc từ chối bình luận về thông tin trên, nhưng nhấn mạnh "chúng tôi đánh giá cao [Thụy Sĩ] về bất kỳ nỗ lực nào mà họ đã thực hiện để cung cấp một kênh hiệu quả giúp trao đổi thư từ khi và nếu cần thiết".
Một quan chức Iran tiết lộ, kênh trung gian đã cung cấp một cầu nối khi tất cả các bên đều căng thẳng. "Ở sa mạc, chỉ một giọt nước thôi cũng vô cùng quý giá", người này bình luận.
Bức điện mã hóa đầu tiên của Mỹ đã được gửi đi ngay sau khi Washington xác nhận cái chết của tướng Soleimani - một nhân vật quyền lực đứng đầu lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Tin được gửi tới một máy fax trong phòng kín thuộc tòa sứ quán Thụy Sĩ - phương pháp kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 để Nhà Trắng trao đổi liên lạc với ban lãnh đạo cấp cao Iran.
Theo các nhà ngoại giao, thiết bị này hoạt động dựa trên một mạng lưới an toàn của chính phủ Thụy Sĩ, kết nối đại sứ quán Tehran tới Bộ Ngoại giao ở Bern và đại sứ quán Thụy Sĩ ở Washington. Chỉ có những quan chức cấp cao nhất mới có thẻ khóa sử dụng máy fax này.
Đại sứ Thụy Sĩ Markus Leitner - một nhà ngoại giao 53 tuổi - tận tay trao tin nhắn của Mỹ cho Ngoại trưởng Iran Javad Zarif vào sớm thứ Sáu (3/1), theo giới chức Mỹ và Thụy Sĩ. Tạp chí Phố Wall cho biết, ông Leitner không đưa ra bình luận nhưng Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ xác nhận có sự trao đổi tin nhắn giữa Mỹ và Iran. Một quan chức thạo tin tiết lộ, Ngoại trưởng Iran Zarif đã rất tức giận và cho rằng "Mỹ là nguồn cơn của mọi vấn đề".
Các quan chức tình báo và ngoại giao Mỹ cho biết, đại sứ Thụy Sĩ thường xuyên tới Washington họp kín với Lầu Năm Góc. Ông Leitner đã dành nhiều ngày sau vụ Mỹ giết tướng Soleimani để thiết lập một kênh liên lạc cho hai bên nói thẳng quan điểm của mình. Những gì diễn ra bí mật trái ngược với những phát ngôn thẳng thừng mà Tổng thống Trump và ngoại trưởng Zarif đưa lên Twitter.
"Khi căng thẳng với Iran tăng cao, người Thụy Sĩ đóng một vai trò tin cậy và hữu ích mà cả hai bên đều đánh giá cao", một quan chức chính quyền Trump bình luận. "Hệ thống của họ giống như một tia sáng không bao giờ tắt".
Thanh Hảo
" alt=""/>Căng thẳng Mỹ Iran: Hé lộ kênh bí mật giúp Mỹ và Iran tránh vực chiến tranh